* Dữ liệu của bản demo này sẽ được làm mới hai lần / một tháng.
* Nếu bạn muốn có một phiên bản demo cho các gói khác, hãy nhấp vào nút yêu cầu.
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KHO HÀNG
Kho hàng là một trong những điều quan trọng với một doanh nghiệp. Một kho hàng mang lại hiệu suất cao là kho hàng có quy trình rõ ràng, hợp lý, dế hiểu để tuân theo. Vậy làm cách nào để được như vậy?
Quản lý kho là một việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát triển, thì số lượng hàng hóa, vật tư xũng tỉ lệ thuận theo. Việc chuẩn hóa quản lý kho góp phần hỗ trợ các khâu lập kế hoạch, mô hình tiêu thụ, lưu trữ, đồng thời giúp giảm thiểu thời gian tìm kiếm, chi phí kho, và giúp phát hiện, đưa quyết định đối với các hàng tồn kho. Dưới đây là những kinh nghiệm quản lý kho hiệu quả mà Rnext tổng hợp giúp cho các chủ doanh nghiệp tìm được giải pháp hợp lý cho kho hàng của mình.
1. KHO HÀNG KHÔNG PHẢI MÊ CUNG
Một doanh nghiệp thông thường sẽ có 1 kho hàng hoặc là nhiều hơn thế nữa. Vì vậy nếu trong 1 kho hàng có rất nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm,.. ,mà việc sắp xếp không hợp lý, gọn gàng, vô tổ chức, và không có dán nhãn phân loại, chi tiết thì việc tìm kiếm, kiểm tra, sẽ rất khó khăn.
Nhân viên kho phải lập sơ đồ kho thể hiện lối đi, vị trí đặt các kệ hàng hóa. Mỗi kệ phải được đánh số hiệu, biển sản phẩm. Đặt các biển chỉ dẫn để kể cả nhân viên mới có thể dễ dàng hiểu và tìm được hàng hóa trong kho dễ dàng.
2. DÁN NHÃN TẤT CẢ CÁC VẬT TƯ, HÀNG HÓA TRONG KHO
Việc dán nhãn cho các vật phẩm, sản phẩm rất quan trọng. Giúp cho việc phân loại và tìm kiếm hàng trong kho được dễ dàng, theo dõi hàng tồn kho chính xác nhất.
3. KIỂM KHO THEO ĐỊNH KỲ
Kiểm kê kho nên được thực hiện định kỳ (6 tháng/lần) nhằm mục đích: để xác nhận số lượng thực tế so với sổ sách, chất lượng (nhận biết, hư hại, suy giảm chất lượng, bao gói). Thông thường sẽ tùy thuộc vào công việc để xác định số nhân viên kiểm kê hàng hóa. Có thể thực hiện kiểm kê bằng phân loại nhóm sản phẩm, nhóm hàng hóa.
Kết quả kiểm kê cần lập thành văn bản, được các bên liên quan ký xác nhận. Chênh lệch hàng hóa và cách xử lý cần được ký và thông qua bởi cấp có thẩm quyền.
4. LUÔN ĐÓI SOÁT KHO HÀNG.
Sắp xếp kho hàng theo nguyên tắc nhập trước – xuất trước, nhờ vậy việc quản lý kho hàng sau này sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Những đơn nhập hàng chưa xử lí kịp trong hôm nay cần được đặt gọn tại khu vực riêng biệt.
Luôn đối soát thông tin sau khi xử lý phiếu nhập/xuất kho để sớm phát hiện các sai sót và điều chỉnh kịp thời.
5. ĐƯA CÔNG NGHỆ CHUYÊN NGHIỆP VÀO QUẢN LÝ KHO HÀNG
Là một doanh nghiệp thì công việc sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn, khiến cho bạn không đủ thời gian để v quản lý hoạt động cửa hàng, quản lý nhân viên và đặc biệt là kiểm tra, quản lý kho hàng. Việc quản lý kho hàng là một vấn đề đau đầu của mọi chủ doanh nghiệp, việc ngày nào cũng phải kiểm tra sổ sách, báo cáo, của các kho hàng sẽ không đủ cho bạn làm các việc khác. Vậy thì tại sao lại không thử một phần mềm quản lý kho hàng chuyên nghiệp.
Sử dụng phần mềm quản lý kho hàng đáp ứng được mọi yêu cầu, nghiệp vụ về quản lý kho hàng, như:
- Quản lý được nhiều kho hàng cùng một hệ thống.
- Quản lý vị trí của sản phẩm trong kho, giúp nhập hàng, xuất hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất,
- Báo cáo toàn diện, rõ ràng về kho hàng: Theo dõi hiệu suất kho hàng, Báo cáo phân tích tùy biến theo hoạt động của kho, điều này giúp cho doanh nghiệp biết được sản phẩm nào đang bán tốt, từ đó đưa ra kế hoạch nhập hàng hợp lý.
- Giúp định giá hàng tồn kho.
Hy vọng những thông tin mà Rnext cung cấp sẽ giúp chủ doanh nghiệp có những cách thức quản lý kho hợp lý.
Thể loại
Bài đăng gần đây
Lý do quản lý bán hàng bằng Excel dần bị thay thế?
22 tháng 1 2019
Thẻ
Lưu trữ
- tháng 10 2019 1
- tháng 9 2019 6
- tháng 8 2019 2
- tháng 6 2019 2
- tháng 5 2019 2
- tháng 4 2019 11
- tháng 3 2019 14
- tháng 2 2019 14
- tháng 1 2019 9
- tháng 12 2018 1