* Dữ liệu của bản demo này sẽ được làm mới hai lần / một tháng.
* Nếu bạn muốn có một phiên bản demo cho các gói khác, hãy nhấp vào nút yêu cầu.
DOANH NGHIỆP CHẠY ĐUA THEO MÔ HÌNH OMNICHANNEL KHI MUA SẮM TRỰC TUYẾN TĂNG MẠNH TRONG NĂM 2018
Hiện nay, tình hình mua sắm trực tuyến thông qua các kênh thương mại điện tử đang có dấu hiệu rất khả quan trong năm 2018. Số người mua sắm qua mạng tăng mạnh do những cải tiến trong ứng dụng công nghệ di động đang ngày càng đi sâu vào việc khai thác trải nghiệm của khách hàng. Từ đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) nhanh chóng phát triển cơ cấu tổ chức đặt biệt là về mảng công nghệ nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng trên các trang thương mại điện tử, để tiến đến mô hình Omnichannel hoàn thiện trong tương lai.
Trong kết quả khảo sát của Hội Doanh Nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao về địa điểm mua hàng của người tiêu dùng cho thấy sự tăng trưởng đột biến từ 0,9% cho đến 2,7% (tăng gấp 3 lần) trong năm 2017 cho đến đầu năm 2018. Trong đó khách hàng từ độ tuổi 18-30 chiếm phần lớn và tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất hiện trên trang thương mại điện tử ngày càng đa dạng hơn nhằm mở ra nhiều lựa chọn hơn cho những khách hàng thường mua online, đồng thời liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi khi mua sắm để tăng tương tác với khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể đo lường được sở thích tiêu dùng và mức độ quan tâm của khách hàng thông qua việc đánh giá hành vi truy cập website trên các thiết bị, trình duyệt và ứng dụng.
Thông qua đó để đưa ra những quyết định kinh doanh tiếp theo, tạo tiền đề để định hướng phát triển theo Omnichanel sao cho tối ưu hoá về trãi nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua các kênh online và cả offline. Qua đó ta biết được có tới 23% khách hàng lựa chọn các kênh online để tham khảo thông tin trước khi quyết định mua sản phẩm, tăng 5% so với kết quả năm 2017 (18%), trong đó trang website của công ty có tỷ lệ tham khảo tăng gấp đôi (từ 3,3% lên 6,7%), là kênh mà doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tạo ra nội dung để tiếp cận, thu hút và chinh phục người tiêu dùng.
Công bố về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn Tết Âm lịch 2017
của công ty công nghệ tiếp thị thương mại Criteo cho thấy, các mặt hàng như thời trang, thực phẩm có sự tăng trưởng về doanh thu trên kênh mua sắm trực tuyến vượt bậc, với hai con số lần lượt là 86% và 51%. Theo ước tính của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, doanh thu thương mại điện tử chỉ chiếm từ 2,8-3% trong tổng doanh thu của toàn ngành bán lẻ. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực để đẩy con số này lên khoảng 5% vào năm 2020.
Cụ thể, theo đánh giá của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, thị trường thương mại điện tử trong nước năm 2016 trị giá khoảng 4 tỉ đô la Mỹ với tốc độ tăng trưởng mỗi năm trên 20%. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam dự báo, trong 5 năm tới, quy mô thị trường này có thể đạt 10 tỉ đô la. Dân số đông, người tiêu dùng trẻ, tiếp cận công nghệ tốt, tỷ lệ người sử dụng internet cao và thị phần thương mại điện tử trên tổng ngành bán hàng chỉ dưới 3% đang là những tiêu chí thể hiện sự hứa hẹn của thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Hàng loạt các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… đang không dừng cải tiến, phát triển và thu hút nhà đầu tư để gia tăng lượng khách hàng mua sắm online.
Có thể kể đến các thương vụ đầu tư trên thị trường thơi gian gần đây như Alibaba mua Lazada, VNG đầu tư cho Tiki, Central Group với Zalora và Nguyễn Kim… Cạnh tranh đang không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử hay các shop nhỏ lẻ tìm cơ hội bán hàng qua mạng xã hội mà nhiều loại hình doanh nghiệp khác cũng tìm cách tham gia vào kênh bán hàng này. Đáng chú ý là các nhà bán lẻ truyền thống (offline) lớn như Thế giới di động (MWG), Viễn Thông A, FPT, Nguyễn Kim, Aeon, Lotte, Big C, Saigon Co.op… đang tăng tốc trong mảng bán lẻ online. Theo giới trong ngành, Onmichannel, kết hợp kênh truyền thống và kênh trực tuyến đã trở thành xu thế tất yếu ở Việt Nam. Xu thế này được dự báo sẽ tiếp tục phát triển để đạt mục tiêu 10 tỉ đô la qua thương mại điện tử vào năm 2020. Trong khi đó, báo cáo của Kantar Worldpanel cho thấy, vởi tỷ lệ tăng trưởng về giá trị của ngành hàng tiêu dùng nhanh thông qua thương mại điện tử đạt 69%, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử cao thứ ba trên thế giới trong năm 2017 và phù hợp để áp dụng và phát triển kênh Omnichannel cho nhiều phân khúc thị trường.
Tuy thương mại điện tử ước tính chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu toàn ngành bán lẻ đến năm 2020, nhưng theo giới phân tích, người tiêu dùng đã, đang và sẽ dùng công cụ online để tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả, đọc các nhận xét… Ðây là kênh thông tin có khả năng tương tác tốt nhất với người tiêu dùng mà không bị giới hạn bởi thời gian và không gian.
Nếu các trang website là nơi tạo ra doanh thu từ khách hàng, thì những cửa hàng là không gian trải nghiệm, thu hút và giữ chân khách hàng. Sự kết hợp giữa online và offline ở một quy mô nào đó là cần thiết cho các nhà bán lẻ khi muốn tiến tới Omnichannel.
Giữ thông tin
Giới thiệu
Công cụ câu hỏi
Số liệu thống kê
Yêu cầu: 03:03, 28/09/2018 |
Xem: 1989 lần |
Cập nhật: 03:03, 28/09/2018 |