Technology and Execution Excellence
Rnext VN
0

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á

By
Company
on 03:03, 28/09/2018 1.891 lượt xem

Tại Việt Nam, lĩnh vực bán lẻ ngày càng được mọi người ưa chuộng hơn vì chỉ số lợi nhuận cao, nhất là ở phân khúc thị trường hàng tiêu dùng. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc được khảo sát và đưa ra vào ngày 17/01/18, Châu Á chiếm 59,7% dân số thế giới. Do đó, Châu Á được xem là khu vực thúc đẩy tăng trưởng cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh ở toàn cầu, cùng với lượng người tiêu dùng khổng lồ Châu Á đã định hình được tương lai của những ngành hàng quan trọng. Tuy nhiên đi cùng với hàng ngàn cơ hội phát triển đó là những thách thức vô cùng lớn lao đè nặng lên vai của người chủ doanh nghiệp.

Chí phí hoạt động ban đầu cao

Việt Nam được xem là một trong những nước cần chi phí tương đối cao để mở ra một cửa hàng mới so với khả năng tài chính thật sự của doanh nghiệp. Đặt biệt là tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, khi muốn mở rộng quy mô doanh nghiệp người chủ phải lần lượt chi trả những khoảng tiền như: chi phí thuê địa điểm, mua sắm nguyên vật liệu và trang bị nội thất, marketing, thuê nhân công, vận chuyển… điều này tạo ra một gánh nặng rất lớn cho những người chủ doanh nghiệp đòi hỏi họ phải tối ưu hoá chi phí đến mức tối đa. Dẫn đến việc cắt giảm một số chi phí vận hành mà trong đó điển hình nhất là cắt giảm nhân công, đồng thời tăng lượng công việc cho nhân viên hiện tại lên nhiều lần, tuy nhiên sẽ gây ra vấn đề giảm chất lượng dịch vụ và thiếu tính chuyên nghiệp khi vận hành. Do đó doanh nghiệp sẽ đứng trước bài toán rủi ro về tài chính.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của Tổng cục Thống kế (Bộ KH&ĐT) đưa ra về tình trạng những doanh nghiệp khó khăn buộc phải ngừng hoạt động hoặc phá sản. Cụ thể là chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2017 số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và phá sản đạt gần 67.00, trong đó 61.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 5.400 doanh nghiệp phá sản. Trong số các doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 92,2%. Điều này cho thấy trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có một nguồn lực về tài chính vững mạnh để giải quyết các khoản chi phí hoạt động trong thời gian đầu hoạt động (ít nhất là trong nửa năm).

Trong những năm gần đây, lợi dụng sự thịnh hành của Internet và sự phát triển của các mạng xã hội điển hình là Facebook, rất nhiều người đã sử dụng phương thức kinh doanh Online nhằm giảm thiểu các chi phí mở cửa hàng ban đầu. Tuy nhiên, phương thức này chỉ giúp các nhà quản lý trì hoãn khoản đầu tư ban đầu chứ không thể cắt giảm hoàn toàn, vì khi quy mô của cửa hàng bán lẻ Online được mở rộng, chắc chắn cần phải có mặt bằng để công việc kinh doanh tiến triển thuận lợi.

Nhân viên thiếu đào tạo chuyên sâu, thiếu kỹ năng

Nếu chúng ta gọi khách hàng là “thượng đế” thì có lẻ yếu tố con người là những “thiên thần”, việc đầu tư và phát triển cho nhân viên là vấn đề vô cùng cần thiết mà hầu như doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bỏ qua bước này. Đây là một nhận định khá cổ hủ và sai lầm, thực tế cho thấy ở những cửa hàng nhân viên được đào tạo chuyên sâu và có kỹ năng bán hàng thì những cửa hàng đó thường nhận được nhiều sự thiện cảm của khách hàng hơn. Cùng với đội ngũ nhân viên giỏi kết hợp với công nghệ hiện đại thì việc công ty tồn tại và phát triển là vô cùng khả thi.

Tuy nhiên, vì suy nghĩ cố hữu, rất nhiều nhà bán lẻ cho rằng việc trang bị kiến thức cho nhân viên bán hàng là không cần thiết, cùng suy nghĩ đó, rất ít nhân viên bán hàng chủ động nâng cao kiến thức cho bản thân.

Môi trường cạnh tranh khắc nghiệt

Cạnh tranh trong bán lẻ là điều không tránh khỏi khi mà thị trường đang ngày càng bị co hẹp bởi số lượng người tham gia kinh doanh ngày càng nhiều. Thế nên, nhằm thu hút khách hàng nhiều cửa hàng, doanh nghiệp đã đưa ra các chiêu cạnh tranh như bán phá giá, lôi kéo nhân sự, quảng cáo sai sự thật, thậm chí là nói xấu để triệt hạ đối thủ. Nếu các nhà bán lẻ không đủ tỉnh táo trước những chiêu trò này mà chạy theo họ bằng cách hạ giá sản phẩm xuống thấp hoặc ngang hàng thì rất dễ dẫn đến việc gây thua lỗ nghiêm trọng cho cửa hàng.

Ngoài ra áp lực từ đối thủ ngoại cũng là một trong những mối lo ngại lớn của các doanh nghiệp bán lẻ. Sự kiện cửa hàng đầu tiên của 7-Eleven (chuỗi cửa hàng tiện ích hàng đầu thế giới có trụ sở chính tại Hoa Kỳ) được mở tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã gây sự chú ý của không ít người tiêu dùng. Bên cạnh những sản phẩm thiết yếu, 7-Eleven Việt Nam cũng giới thiệu những sản phẩm mang thương hiệu riêng đến người tiêu dùng Việt Nam. Cửa hàng này còn cung cấp bữa trưa công sở với hơn 20 món ăn linh hoạt, thay đổi mỗi ngày, phù hợp văn hóa ẩm thực bản địa. Thời gian tới, 7-Eleven tiếp tục mở thêm bốn cửa hàng, đặt mục tiêu đạt 100 cửa hàng trong ba năm và 1.000 cửa hàng sau 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Sự xuất hiện của chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven tại Việt Nam báo hiệu một cuộc cạnh tranh mới, khốc liệt và nóng bỏng hơn trong việc giành giật thị phần trên Thị Trường Bán Lẻ. Theo thống kê, hiện nay chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart+ (Vingroup) đang chiếm ưu thế với khoảng 900 cửa hàng trên cả nước; kế tiếp là Circle K, vào Việt Nam năm 2008 hiện có 242 cửa hàng; B’s Mart 166 cửa hàng; Family Mart gần 150 cửa hàng,… Mặc dù Thị Trường Bán Lẻ là một “miếng ngon béo bở”, nhiều tiềm năng nhưng hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi hạn chế về nguồn lực, kỹ năng kinh doanh, hệ thống quản trị. Trong khi đó, những nhà đầu tư nước ngoài, với kế hoạch bài bản, đầu tư nhanh chóng, quyết liệt dưới nhiều hình thức đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường này với 53% thị phần.

Chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ Vũ Vinh Phú (chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội) cho rằng, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có thế mạnh về vốn, công nghệ kinh doanh, quản trị và chuỗi thu mua phân phối toàn cầu. Do đó, việc họ có thể áp đảo các doanh nghiệp trong nước là vô cùng to lớn.

Quản lý chưa chuyên nghiệp

Việc quản lý bán hàng theo cách thông thường thường sẽ không mang lại sự chuyên nghiệp cho cửa hàng, trái lại còn dễ dẫn đến việc thất thoát do không có công cụ kiểm soát. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bán lẻ có vai trò rất lớn trong việc giải quyết những khó khăn trong khâu bán hàng, khâu báo cáo, khâu nhập kho, hạn chế thất thoát và giúp cửa hàng vận hành chuyên nghiệp. Cũng vì thế, rất phần mềm quản lý bán hàng ra đời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thuận lợi mà đi đầu trong đó là giải pháp omnichannel của phần mềm quản lý Rnext. Tuy nhiên ở Việt Nam, rất nhiều nhân viên bán hàng, thậm chí các nhà quản lý vẫn còn đang rất mơ hồ về công nghệ thông tin, nên việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và bán hàng khiến họ cảm thấy e ngại.

Vì thế, song song với việc nâng cao trình độ về công nghệ thông tin, các nhà bán lẻ nên lựa chọn những phần mềm bán hàng có nhiều tiện ích, phù hợp với yêu cầu của cửa hàng nhưng đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên việc sai sót vẫn xảy ra thường xuyên và dần dần người chủ xem việc sai sót đó là hiển nhiên không quan trọng. Nhưng đối với những công ty quy mô lớn thì đó chính là lỗ hỏng làm tiền đề cho những nguy cơ rủi ro về sau này.

Giữ thông tin

Giới thiệu

This community is for professionals and enthusiasts of our products and services. Share and discuss the best content and new marketing ideas, build your professional profile and become a better marketer together. Đọc bàn hướng dẫn

Công cụ câu hỏi

0 người theo dõi

Số liệu thống kê

Yêu cầu: 03:03, 28/09/2018
Xem: 1891 lần
Cập nhật: 03:03, 28/09/2018