* Dữ liệu của bản demo này sẽ được làm mới hai lần / một tháng.
* Nếu bạn muốn có một phiên bản demo cho các gói khác, hãy nhấp vào nút yêu cầu.
Sự thành công đến từ quản trị hiệu quả
Chúng ta thường “lầm tưởng” rằng quản trị doanh nghiệp là nhiệm vụ, quyền hạn của nhà lãnh đạo tuy nhiên đó là công việc không của riêng ai, là sự phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể, nhà lãnh đạo nắm vai trò như một “thuyền trưởng", họ không thể “một tay ôm cả bầu trời" nếu không có sự hợp tác các thành viên trong tổ chức. Điều đó đủ để thấy quản trị quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp, nó mang chức năng gì mà lại khiến con người chúng ta phải luôn tìm kiếm để mang lại giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất.
Có hàng ngàn định nghĩa được đưa ra, hàng ngàn phương pháp để áp dụng, hàng ngàn cách thức để thực hiện và cũng có hàng ngàn ý kiến đưa ra về chức năng của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, chung quy lại quản trị doanh nghiệp có những chức năng cơ bản sau: Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra.
1. Hoạch định
Hoạch định là xác định, định hướng những phương pháp, cách thức, đưa ra một lộ trình rõ ràng, thiết lập chiến lược phát triển nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Đây là chức năng nền tảng, có vai trò quyết định đến thành công của kế hoạch. Chức năng này cần có sự tham gia phối hợp của tất cả các thành viên trong tổ chức. Mỗi thành viên có trách nhiệm tham gia để đóng góp ý kiến.
2. Tổ chức
Một kế hoạch tốt, một chiến lược hoàn hảo cần có sự sắp xếp, tổ chức và phân bổ hợp lý nguồn nhân lực. Cần xác định vai trò nhiệm vụ của từng cá nhân trong tổ chức, đánh giá đúng năng lực để phân chia công việc hợp lý, từ đó tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên. Đồng thời, mỗi thành viên có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được phân công.
3. Điều khiển
Đây là chức năng thể hiện vai trò của người lãnh đạo rõ ràng nhất, một vị thuyền trưởng giỏi sẽ lèo lái con tàu cập bến một cách an toàn. Các nhà quản lý cần triển khai kế hoạch rõ ràng, phân chia công việc hợp lý, là người tạo động lực tinh thần làm việc, tinh thần sáng tạo cho nhân viên, vừa là người chỉ huy nhưng cũng vừa là người đồng nghiệp để chia sẻ với nhân viên bất kỳ lúc nào. Đặc biệt, phải biết cương nhu đúng lúc, điều này rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo.
4. Kiểm tra
Kiểm tra là hoạt động rất quan trọng, qua kiểm tra nhà quản lý mới nắm bắt được tiến trình của hoạt động, điều chỉnh, chỉnh sửa cho hợp lý góp phần tăng hiệu quả làm việc. Đặc biệt, kiểm tra có ý nghĩa trong việc giữ cho việc vận hành đi đúng với kế hoạch và mục tiêu ban đầu.
Thể loại
Bài đăng gần đây
3 nguyên tắc thiết kế tạo nên trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng
01 tháng 10 2019
Sự thành công đến từ quản trị hiệu quả
11 tháng 9 2019
Thẻ
Lưu trữ
- tháng 10 2019 1
- tháng 9 2019 6
- tháng 8 2019 2
- tháng 6 2019 2
- tháng 5 2019 2
- tháng 4 2019 11
- tháng 3 2019 14
- tháng 2 2019 14
- tháng 1 2019 9
- tháng 12 2018 1